Ăn dặm được xem là giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển về sức khỏe và trí tuệ của con. Trong giai đoạn này, nếu các mẹ làm sai phương pháp, sẽ vô tình tạo nên thói quen lười ăn dẫn đến hấp thụ kém. Vì vậy, tập cho bé ăn dặm đúng cách rất quan trọng để hỗ trợ phát triển toàn diện trong bước ngoặc dinh dưỡng đầu đời này của con.
1. Vai trò của ăn dặm đối với sự phát triển của con
Khi trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi, những cơ quan và chức năng đã dần hoàn thiện, trẻ sẽ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Việc tập cho bé ăn dặm giúp bé phát triển vị giác, khứu giác giúp bé cầm nắm, nhai nếm để bé cảm nhận thế giới xung quanh qua các xúc giác của cơ thể
Bên cạnh đó, ăn dặm còn giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh, phát triển thể chất và tuệ. Khi bé làm quen với thức ăn mới, sẽ giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoàn thiện về cấu trúc và hoàn thiện về chức năng tiêu hoá, giúp tăng cường hệ miễn dịch để bé khoẻ mạnh hơn
Ngoài ra, quá trình ăn dặm, sẽ giúp bé sử dụng lưỡi khi phải nhai, kéo thức ăn, tạo điều kiện cơ hàm phát triển cân, thúc đẩy quá trình học nói nhanh hơn.
2. Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên tập cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi, vì lúc này sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng để cung cấp cho sự phát triển của bé nữa. Đồng thời, ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã dần phát triển và hoàn thiện nên có thể tiêu hóa được những loại thức ăn đậm đặc hơn sữa mẹ.
Mẹ có thể chú ý vào các đặt điểm để biết rằng bé đã sẵn sàng để ăn dặm như: Bé đã đủ 6 tháng tuổi, có thể ngồi mà không cần hoặc cần rất ít sự trợ giúp của bố mẹ, có thể kiểm soát đầu tốt, có thể cầm nắm và đưa thức ăn vào miệng, có dấu hiệu nhai theo khi thấy người lớn ăn gì đó, bé vẫn đói sau khi đã được bú mẹ, …
Nếu bé cưng nhà bạn có những dấu hiệu trên thì bé đã sẵn sàng được ăn dặm rồi đấy.
3. Nên cho bé ăn dặm những thực phẩm gì?
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần đảm bảo phải có các nhóm thực phẩm chính sau: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầy khi bé vừa mới làm quen với thức ăn, các mẹ nên cho bé ăn từng loại riêng biệt thay vì trộn chung các nhóm thực phẩm khác nhau.
Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn cháo xay hay bột một thời gian đầu để bé làm quen với thức ăn mới, sau đó mới thêm thịt và rau củ quả vào thức ăn cho bé. Mẹ nên xây bột hoặc cháo cho bé thay vì dùng những loại bột ngũ cốc hỗn hợp. Ngoài ra, rẹ có thể xây thêm các loại rau quả chính sau khi đã hấp mềm vào cho bé ăn cùng như chuối, khoai lang, bí, cà rốt, …
Ở giai đoạn này, mẹ không cần phải nêm gia vị vào thức ăn của bé vì trẻ em dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là thận. Nếu mẹ nêm gia vị vào thức ăn dặm, thận của bé có thể sẽ bị tổn thương do làm việc quá tải.
Các mẹ nên lưu ý, ở giai đoạn này, con trẻ vẫn còn rất non nớt, việc lựa chọn thức ăn phải hết sức cẩn trọng, mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn ít có khả năng gây dị ứng và gần giống với loại sữa trẻ đang dùng nhất. Tùy thuộc vào khẩu vị và nhu cầu của từng bé, vì vậy mẹ thường xuyên thay đổi các món ăn để cân bằng dinh dưỡng cũng như kích thích sự hấp thụ đa dạng và tìm ra món ăn yêu thích của bé.
4. Nên tập cho bé ăn dặm như thế nào?
Mẹ nên đặt bé ngồi ngay ngắn để bé tránh bị sặc và vương vãi thức ăn. Khuyến khích mẹ nên dùng ghế ăn dặm để tập cho bé thói quen ngồi vào ghế là bắt đầu bữa ăn. Có rất nhiều loại ghế ăn dặm trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu và kinh tế mà mẹ có thể lựa chọn cho con.
Mẹ có thể tham khảo mẫu ghế ăn dặm dành cho bé với 2 màu sắc hồng và xanh dương, xanh lá, xám cho cả bé trai và bé gái. Phía trước ghế ngồi được thiết kế trụ nhỏ nhô cao thoái đều 2 bên, bo viền nhẵn mịn, có tác dụng làm đai cứng ngăn bé không bị trơn trượt xuống phía dưới khi ngồi ăn dặm. Phần thân ghế ngồi được thiết kế đệm lót PU chống thấm, êm ái và sang trọng.
Bàn ăn rộng rãi, có 2 lớp có chốt cài chắc chắn, giúp quá trình ăn dặm của bé trở nên thuận tiện hơn. Hệ thống dây đai an toàn 5 điểm, phân bố lực đều và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé khi ngồi. Phần ghế ngồi được thiết kế bản to, bao trọn phần hông và lưng bé. Với thiết kế ôm khum như vậy, bé sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi ngồi.
Ghế có thể gấp gọn lại mà không cần tháo rời chân như các mẫu ghế phát hành trước đó. Sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp, không chứa tạp chất. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé khi sử dụng, đây sẽ là chiếc ghế ăn dặm làm hài lòng tất cả các bà mẹ bỉm sữa.
Tham khảo sản phẩm ghế ăn dặm cho bé tại đây
Bước tiếp theo, mẹ nên dùng thìa nhựa an toàn để xúc thức ăn cho bé. Mẹ nên rèn luyện thói quen ăn uống đúng chuẩn mực cho bé ngay từ những ngày đầu tiên, hãy dạy bé ngồi thẳng, ngay ngắn vào ghế, thức ăn được đút bằng thìa, nghỉ giữa các lần đút và ngừng khi đã no. Những việc này sẽ tạo cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh suốt cuộc đời.
Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn với ½ thìa, không nên cho bé ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc vì bé đang tập làm quen, việc cho quá nhiều thức ăn sẽ làm bé dễ bị nghẹn, nôn, ói hoặc chán và sợ thức ăn.
Mẹ nên lựa chọn thời điểm lúc bé vui vẻ và muốn ăn để cho bé ăn dặm thay vì bắt ép bé ăn vào một thời gian cụ thể trong ngày. Tuy nhiên, bữa sáng vẫn luôn là lựa chọn phù hợp nhất, tránh để bé ăn vào buổi tối vì bé cần thời gian để tiêu hóa thức ăn.
Một điều quan trọng để hình thành thói quen lành mạnh cho bé khi ăn là tuyệt đối không cho bé xem tivi hay điện thoại, nhiều bố mẹ muốn con ăn nhanh thường mở tivi hay điện thoại cho con xem các video thiếu nhi để bé thích thú và tập trung vào các thiết bị công nghệ mà ăn nhanh hơn. Tuy nhiên đây là một hành động hết sức sai lầm vì sẽ tập cho bé thói quen phụ thuộc vào thiết bị điện tử. Dần dần bé sẽ không chịu ăn nếu không được xem tv và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Các bố mẹ phải chú ý tuyệt đối nhé, thay vào đó, bố mẹ có thể trò chuyện cùng con để tăng sự kết nối và tương tác với trẻ.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các mẹ bỉm có thêm những kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi dưỡng con trẻ, để giai đoạn ăn dặm trở thành bước ngoặt dinh dưỡng lành mạnh giúp bé yêu phát triển toàn diện.